Tin tức » Chiêm tinh - Phong Thủy » LÀM THẾ NÀO LƯU GIỮ GIẤC MƠ?
Những giấc mơ đôi khi là điềm báo về vận hạn tương lai của con người, có khi là điềm lành, có khi là điềm dữ. Tuy nhiên, không ít người lại thường quên bẵng đi hoặc chỉ nhớ lơ mơ một vài tình tiết sau khi thức dậy. Bạn có muốn biết cách bảo toàn những giấc mơ không?
Ngày nay, các nhà khoa học và nhà tâm lý học trên khắp thế giới đã có thể nghiên cứu, giải mã giấc mơ cũng như khám phá sự ra đời của chúng. Con người dành một phần ba cuộc đời để ngủ, và trong giấc ngủ, chúng ta gặp những giấc mơ. Mỗi người đều có những giấc mơ của riêng mình bởi mỗi ngày chúng ta đều trải qua nhiều sự kiện và nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi ngủ sâu, bộ não tiếp tục làm việc, phân phối khoảnh khắc vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nó so sánh các sự kiện đã xảy ra gần đây với những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Điều này lý giải cho việc bạn có thể nhìn thấy những thứ từ thời thơ ấu của mình, ví dụ như việc ăn cơm cùng ba mẹ hay chơi đuổi bắt với bạn bè.
Giấc mơ là ảo giác xảy ra trong giai đoạn “giấc ngủ chuyển động mắt nhanh” kéo dài 10 – 20 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Giai đoạn này có sự tương đồng với trạng thái thức giấc của một người nên tất cả các phần của bộ não sẽ hoạt động, ngoại trừ phần chịu trách nhiệm về tính logic. Nồng độ serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tính logic và sự chú ý – bị giảm trong khi ngủ. Do đó, không có gì khó hiểu khi giấc mộng của chúng ta thường rất lạ kỳ.
Khi ngủ, bộ não sẽ tạo ra các kết nối liên quan đến những cảm xúc tồn tại sâu trong tiềm thức và khiến những xúc cảm này hiện lên một cách rõ rệt. Vậy nên, việc giải mã và hiểu về giấc chiêm bao sẽ giúp bạn phát hiện những cảm xúc ẩn giấu bên trong mình.
Song song đó, giấc mộng cũng giúp chúng ta lưu giữ những ký ức quan trọng. Nếu học thuộc lòng xong và đi ngủ ngay sau đó, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Cuối cùng, giấc mơ chắc chắn sẽ giúp chúng ta phát huy tối đa sự sáng tạo. Khi mơ, bạn không sử dụng tư duy logic, do vậy, các suy nghĩ và ý tưởng hiện lên vô cùng đa dạng và không bị chi phối bởi bất cứ giới hạn hay tác nhân nào. Những khoảnh khắc rất kỳ lạ trong mơ có thể trở thành nguồn cơn cảm hứng để bạn viết nên một câu chuyện, một ý tưởng độc đáo cho tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Chúng ta sẽ quên mất 50% giấc mơ trong vòng 5 phút đầu tiên sau khi thức dậy. Sau 5 phút tiếp theo, chúng ta quên đi hầu hết những điều đã thấy. Các nhà tâm lý học tin rằng đây là hiện tượng bộ não cố gắng loại bỏ mọi thứ khỏi bộ nhớ bởi vì giấc mộng chỉ là những suy nghĩ tiềm ẩn.
Hai cách để giúp nhớ lại giấc mơ là bạn nên tự nhủ với chính mình rằng: bạn muốn nhớ lại tất cả những gì đã thấy. Nếu đó là suy nghĩ cuối cùng trước lúc mở mắt, bạn có thể sẽ thức dậy với một giấc mơ vẫn còn nguyên vẹn trong đầu.
Việc khôi phục lại giấc mơ có thể bị gián đoạn bởi những điều gây xao lãng nhỏ nhất, vì vậy, bạn nên ghi lại chi tiết những thứ nhớ được ngay khi thức dậy. Đừng ra khỏi giường hoặc nghĩ về bất cứ điều gì khác, đồng thời cố gắng nắm bắt bất kỳ hình ảnh hoặc ký ức nào liên quan đến giấc mơ rồi viết chúng ra giấy hoặc lưu vào điện thoại. Dần dần, bạn sẽ hình thành thói quen ghi nhớ giấc mơ.
Đừng quên theo dõi các bài viết thú vị khác về giấc mơ tại https://xoso5h.com/blog/